Đăng ký bổ sung ngành nghề xuất khẩu lao động

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh – Xin giấy phép hoạt động trong lĩnh vực cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng nhiều do nhu cầu đi xuất khẩu lao động của người dân ngày càng cao. Văn phòng luật sư số 1 Nghệ An sẽ cung cấp thông tin, thủ tục, trình tự để đăng ký bổ sung ngành nghề và xin giấy phép hoạt động trong lĩnh vực này như sau:

1. Thủ tục thực hiện việc bổ sung ngành nghề kinh doanh:

Thực hiện qua 2 bước:

– Bước 1: Thực hiện bổ sung tại phòng đăng ký kinh doanh

– Bước 2: Xin giấy phép hoạt động tại Bộ lao động thương binh và Xã hội.

2. Một số ngành nghề về dịch vụ xuất khẩu lao động bao gồm:

– 7830: Cung ứng và quản lý nguồn lao động.

– 78302: Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề dịch vụ xuất khẩu lao động bao gồm:

– Thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh.

– Biên bản họp về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh.

– Quyết định họp về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh.

– Các tài liệu khác kèm theo hồ sơ thay đổi theo quy định

Căn cứ Điều 32 Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi về một trong những nội dung sau đây:

– Thay đổi ngành, nghề kinh doanh;

– Thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;

– Thay đổi những nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Điều 49 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về thông báo bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh như sau:

+) Cơ quan có thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh.

+) Nội dung thông báo gồm:

– Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

– Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,

Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

+) Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

+) Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

+) Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Tuy nhiên, theo quy định tại Phụ lục 4 Luật đầu tư 2014, việc kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, khi bổ sung ngành nghề kinh doanh này, công ty bố bạn cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 126/2007/NĐ-CP như sau:

– Loại hình doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 2 Nghị định 126/2007/NĐ-CP: Doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (gọi tắt là giấy phép) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, các nhân Việt Nam.

– Vốn pháp định của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 126/2007/NĐ-CP: Vốn pháp định của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 5 tỷ đồng.

– Nội dung đề án hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 4 Nghị định 126/2007/NĐ-CP: Đề án hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thể hiện năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

– Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 126/2007/NĐ-CP:

+ Mức tiền ký quỹ là một tỷ đồng.

+ Doanh nghiệp ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Theo đó, nếu muốn bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh là đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài (xuất khẩu lao động) thì công ty phải đáp ứng được các điều kiện trên.

Đối với việc liên danh công ty, công ty có thể liên kết với công ty Việt Nam hoặc công ty cổ phần có vốn nước ngoài và vốn trong nước để cùng hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên với từng ngành nghề kinh doanh sẽ có điều kiện kinh doanh khác nhau do đó nếu muốn kinh doanh thì bố bạn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh của ngành nghề đó.

Xem thêm: Thủ tục tăng – giảm vốn điều lệ cho doanh nghiệp

Trên đây là thông tin để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh – Xin giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp tới Văn phòng luật sư số 1 Nghệ An để được tư vấn, giải đáp.

Mọi thắc mắc Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin sau:

Văn phòng luật sư số 1 Nghệ An

  • Điện thoại: 0238 386 3939 – Hotline: 091 234 1585
  • Email: luatsuso1nghean@gmail.com - anthanhvinh@gmail.com
  • Fanpage: Văn phòng luật sư số 1 Nghệ An
  • Địa chỉ: P.102, Tòa nhà VCCI, Số 1, Đại Lộ V.I.Lê Nin, Vinh, Nghệ An.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *