Theo quy định của Luật luật sư hiện hành thi việc thành lập văn phòng luật cần có đủ các điều kiện, trình tự thủ tục nhất định sau:
1. Điều kiện hành nghề, thành lập văn phòng luật sư
“Điều 4. Dịch vụ pháp lý của luật sư
Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.”
Như vậy, để được tư vấn pháp luật trước hết bạn phải là một luật sư. Điều kiện để trở thành luật sư được quy định tại Điều 10, 11 Luật luật sư 2006 như sau:
“Điều 10. Tiêu chuẩn luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Điều 11. Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.”
Vậy, để trở thành luật sư bạn phải là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đực tốt, có bằng cử nhân luật, có chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập vào một Đoàn luật sư được cấp thẻ luật sư.
2. Để được thành lập văn phòng luật sư thì bạn phải tuân thủ các điều kiện sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 32 Luật luật sư sửa đổi 2012 quy định:
“…3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
- a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
- b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc…”.
Kết luận, để thành lập văn phòng tư vấn luật bạn cần có điều kiện là: Thứ 1, bạn phải là luật sư hành nghề liên tục ít nhất là 2 năm làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức. Thứ 2, bạn phải có giấy tờ chứng mình về trụ sở của văn phòng luật sư.
3. Trình tự thực hiện:
Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức nộp:
– Trực tiếp
+ 10 Ngày làm việc
+ Lệ phí : 50.000 Đồng (50.000 đồng/hồ sơ)
+ Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư.
– Dịch vụ bưu chính
+ 10 Ngày làm việc.
+ Lệ phí : 50.000 Đồng (50.000 đồng/hồ sơ).
+ Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư.
5. Thành phần hồ sơ:
Bao gồm:
– Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
– Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất.
6. Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp
7. Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật luật sư;
– Luật luật sư năm 2006;
– Luật luật sư sửa đổi năm 2012;
– Thông tư 02/2015/TT-BTP quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư;
– Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Tư vấn thành lập văn phòng luật sư theo quy định của pháp luật
Nguồn: VPLSS1NA
Mọi thắc mắc Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin sau:
Văn phòng luật sư số 1 Nghệ An