Độ tuổi của con có ảnh hưởng đến giành quyền nuôi con

Độ tuổi của con có ảnh hưởng đến việc giành quyền nuôi con không?

Hiện nay, trong nhiều vụ án lý hôn thì một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra tranh chấp chính là quyền nuôi con. Con cái là tài sản vô giá và ai cũng muốn để con cái bên mình.

Tuy nhiên, để giảm thiểu các vấn đề tranh chấp xảy ra khi ly hôn, luật cũng đưa ra nhiều chế tài để điều chỉnh cho phù hợp, hạn chế tranh chấp và giảm những bế tắc tại tòa khi xét xử.

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 thì quyền nuôi con được phân định như sau:

– Quyền nuôi con nếu do sự thỏa thuận giữa các bên thì trong đơn ly hôn khi đồng thuận ly hôn các bên ghi rõ sự thỏa thuận và ký đồng ý về sự đồng thuận đó. Nếu hai bên hoàn toàn thỏa thuận được thì Tòa án sẽ tuyên dựa trên sự thỏa thuận đó.

– Trong trường hợp đối với con dưới 36 tháng tuổi theo quy định của pháp luật sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

– Đối với con từ đủ 3 tuổi đến 7 tuổi, quyền nuôi con của cha và mẹ là ngang nhau. Tòa sẽ dựa vào khả năng nuôi con như: tư cách đạo đức, tài chính, thời gian chăm sóc, gần gũi con. Trong trường hợp vợ, chồng có nhiều hơn một con thì có thể phận định mỗi người nuôi một con, tuy nhiên nếu có thể chứng minh được lợi thế của mình, vợ hoặc chồng sẽ được nuôi tất cả các con.

– Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên, Tòa sẽ phải xem xét nguyện vọng của con, căn cứ vào các yếu tố của cha và mẹ, Tòa sẽ quyết định cho con ở với ai.

Trên thực tế không phải bậc cha mẹ nào cũng muốn nuôi con khi ly hôn. Có những trường hợp, việc chăm sóc con được ví như gánh nặng hay thậm chí cản trở việc hôn nhân kế tiếp nên đôi khi cũng khó khăn cho sự phận định của Tòa án.

Mặt khác, trong một số trường hợp đặc biệt, việc giành được quyền nuôi con khi ly hôn, nhưng trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con, nếu người nhận nuôi không hoàn thành trách nhiệm của mình thì người kia có quyền nộp đơn yêu cầu thay đổi người nuôi con.

Sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền thăm nom con, có thể theo định kỳ hoặc thường xuyên theo thoả thuận của hai bên và không ai được cản trở quyền này, nếu cản trở sẽ bị xử phạt hành chính. Nếu trong trường hợp người không nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người đang trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu toà án hạn chế quyền thăm nom con của người kia.

Tóm lại, độ tuổi để dành quyền nuôi con phụ thuộc phần lớn vào quyền lợi và tương lai của chính người con. Trừ những trường hợp quy định cụ thể về quyên nuôi con, còn lại việc đánh giá này hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của Tòa án.

Để được giải đáp thắc mắc xin liên hệ số điện thoại 091.234.1585 luật sư Nguyễn Quang Hảo để được giải đáp.

Trân trọng!

Nguồn tin: VPLS Số 1 NA

Mọi thắc mắc Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin sau:

Văn phòng luật sư số 1 Nghệ An

  • Điện thoại: 0238 386 3939 – Hotline: 091 234 1585
  • Email: luatsuso1nghean@gmail.com - anthanhvinh@gmail.com
  • Fanpage: Văn phòng luật sư số 1 Nghệ An
  • Địa chỉ: P.102, Tòa nhà VCCI, Số 1, Đại Lộ V.I.Lê Nin, Vinh, Nghệ An.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *